Làm việc trên cao là công việc hết sức nguy hiểm. Người làm công việc này cần trang bị đầy đủ các kiến thức liên quan đến công việc lao động trên cao.
Làm việc trên cao là các công việc được thực hiện bên ngoài hệ thống lan can bảo vệ có độ cao so với mặt sàn, hay mặt đất từ 02m trở lên. Những vị trí làm việc này có thể xảy ra tai nạn lao động nghiêm trọng.
Người làm việc trên cao cần đáp ứng đủ các yêu cầu về sức khỏe cũng như được đào tạo, huấn luyện về kỹ năng làm việc trên cao. Và có thẻ an toàn lao động liên quan đi kèm.
Môi trường làm việc trên cao cực kỳ nguy hiểm, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Và thiệt hại cũng không hề nhỏ đối với người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, người làm việc trên cao cần phải được huấn luyện an toàn lao động.
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao cho người lao động là việc làm bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện.
Đây là điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp sử dụng công nhân lao động làm việc trên cao. Chỉ những người lao động đã qua lớp huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao mới được phép làm nhóm công việc này.
Nội dung bài viết
Các công việc thường làm việc trên cao
Các công việc làm việc trên cao bao gồm:
Tất cả các công việc ở độ cao từ 2m trở lên hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc (như vật sắc nhọn, thuỷ tinh, nước, axit…).
+ Hệ thống thông gió và điều hòa không khí trên các tòa nhà cao tầng.
+ Thực hiện các công việc liên quan đến dầu khí, dòng điện.
+ Làm việc trên thang, trên các loại dàn giáo, nôi treo di động…
+ Làm việc trên mái có độ cao từ 2m trở lên và các loại mái có độ dốc lớn hơn 25°.
+ Làm công việc sửa chữa trên các loại máy – thiết bị xây dựng (mà có độ cao hơn 2m) như: Máy xúc, cần trục, cầu trục, vận thăng…
+ Làm việc gần nơi có lỗ hổng, không gian mở như: Gần hố thang máy, thi công gần vị trí ban công, lan can, cầu thang lên xuống…
+ Các công việc liên quan đến lắp đặt, tháo dỡ cốp-pha, ván khuôn ở trên cao, trên mái, gần nơi có lỗ hổng, không gian mở.
+ Các công việc liên quan đến đổ bê tông, công tác hoàn thiện gần các lỗ hổng, ban công, lan can, cầu thang…
+ Làm việc trên cao gần các nguồn điện hoặc dây dẫn điện cao thế….
Đối tượng huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao:
Theo nghị định 44/2016-NĐ-CP quy định về các đối tượng huấn luyện an toàn làm việc trên cao.
Thông tư số 06/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 8 năm 2020 về việc ban hành, danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động:
+ Cán bộ chuyên trách về an toàn có liên quan đến môi trường làm việc trên cao
+ Người lao động làm việc trực tiếp các công việc trên cao phải được huấn luyện.
Người làm việc trên cao phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau
+ Người lao động đủ từ 18 tuổi trở lên.
+ Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện cá nhân bảo hộ lao động khi làm việc trên cao: dây an toàn, quần áo, mũ, giày, găng tay, mặt nạ.
+ Có Giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do Giám đốc đơn vị xác nhận.
+ Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội quy an toàn làm việc trên cao.
+ Có Giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp.
Định kỳ 06 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao:
Hiện nay, trên thế giới thường sử dụng hai loại biện pháp an toàn chính để phòng chống các tai nạn ngã cao,đó là hệ thống an toàn thụ động và hệ thống an toàn chủ động:
+ Hệ thống an toàn chủ động: Là hệ thống phòng chống ngã cao cần người lao động sử dụng hệ thống một cách chủ động. Để phòng tránh rơi ngã như việc đeo dây đai an toàn, lắp đặt lan can – hành lang an toàn, vạch cảnh báo, các hệ thống giám sát an toàn…
+ Hệ thống an toàn thụ động: Là hệ thống không cần sự tham gia của người lao động, nghĩa là hệ thống giúp cho người lao động cho dù không thực hiện các quy định cần thiết để phòng chống ngã cao. Ví dụ như bằng cách lắp đặt hệ thống lưới chống rơi…
Thời gian huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
+ Huấn luyện lần đầu: đối với người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện ít nhất 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
+ Huấn luyện định kỳ:
Huấn luyện định kỳ 02 năm/lần cho người lao động. Thời gian huấn luyện 12 giờ, bằng một nửa thời gian huấn luyện lần đầu.
+ Huấn luyện lại:
Được thực hiện khi có sự thay đổi phương án thi công, cơ sở vật chất. Khi thay đổi vị trí làm việc. Khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 06 tháng trở lên và đi làm lại. Thời gian huấn luyện là 12 giờ.
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao
Từ các quy định nêu trên, người sử dụng lao động khi bố trí cho người lao động thực hiện các công việc ở trên độ cao 2m trở lên (hoặc dưới 2m nhưng vẫn tồn tại các yếu tố nguy hiểm có hại có thể gây tai nạn cho người làm việc).
Điều này có nghĩa là bắt buộc người sử dụng lao động phải thiết lập các biện pháp an toàn cho người lao động trong suốt quá trình thực hiện công việc.
Cùng với đó, người lao động cũng phải bắt buộc tuân thủ các biện pháp an toàn mà người sử dụng lao động đã thiết lập và trang bị để phục vụ cho công việc theo đúng quy định để đảm bảo an toàn./.
Huấn luyện an toàn lao động làm việc trên cao mang lại niềm vui và hạnh phúc cho chúng ta.
Moị chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:
Hotline: 0901.368.535.
Email: huanluyenantoanld@gmail.com
Hoặc đăng ký mẫu bên dưới.