KIỂM ĐỊNH AN TOÀN. TẠI SAO PHẢI KIỂM ĐỊNH AN TOÀN?
Nội dung bài viết
Kiểm định an toàn là gì?
Kiểm định kỹ thuật an toàn là hoạt động kỹ thuật thực hiện theo quy trình nhất định ( gọi là quy trình kiểm định) nhằm đánh giá và xác nhận sự phù hợp về tình trạng kỹ thuật an toàn của đối tượng kiểm định theo quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật.
Nếu không có sự giám sát chặt chẽ của người quản lí đối với quá trình thì sẽ rất dễ gây ra những ảnh hưởng xấu không mong muốn vì đây là một công việc vô cùng quan trọng trong mỗi dự án.
Để đảm bảo an toàn lao động trong sản xuất, thi công, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định bắt buộc các tổ chức, doanh nghiệp phải kiểm định máy móc, thiết bị với quy trình vận hành đảm bảo an toàn cho người lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016 của Chính phủ.
Vì sao phải kiểm định an toàn?
+ Kiểm định an toàn chính là một công việc vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn không chỉ cho tính mạng của con người mà còn đảm bảo cho thiết bị máy móc.
+ Tất cả các tổ chức và các cá nhân có sự dụng các loai vật tư, các loại thiết bị đều phải đảm bảo tất cả các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo thông tư 05 và 06/2014/TT-BLĐTBXH.
+ Các thiết bị máy móc luôn có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố sẽ gây ra tổn thất lớn về tài sản, tính mạng, sức khỏe con người và môi trường xung quanh.
+ Vì thế, việc kiểm định an toàn thiết bị máy móc là vô cùng cần thiết, nhằm đảm bảo sản phẩm an toàn trước khi đưa vào sử dụng, giảm thiểu các tai nạn nguy hiểm không đáng có.
+ Ngoài ra thì kiểm định an toàn cũng là một giải pháp duy nhất để chứng minh rằng loại vật liệu, thiết bị ấy có được áp ứng tiêu chuẩn của công việc hay không.
Thiết bị nào cần phải kiểm định an toàn?
Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
Kiểm định an toàn kỹ thuật máy móc thiết bị là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng các thiết bị nằm trong danh mục có yêu cầu kiểm định an toàn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Công thương.
Các thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt bắt buộc phải kiểm định
+ Kiểm định nồi hơi và thiết bị áp lực: Nồi hơi, Nồi đun nước nóng; Nồi hấp….
+ Kiểm định thiết bị nâng: Xe nâng, Cần trục, Cổng trục, Vận thăng, Cẩu tháp, Palang, Tời nâng, Sàn nâng….
+ Kiểm định hệ thống lạnh.
+ Kiểm định thang máy, thang cuốn, băng tải.
Kiểm định đường ống dẫn khí; Hệ thống chiết xuất điều chế khí; Hệ thống khí y tế; Hệ thống gas.
Kiểm định hệ thống đường ống nước nóng và hơi nước.
Phân loại kiểm định an toàn
Kiểm định an toàn lần đầu
+ Theo quy định, sau khi lắp đặt máy móc, thiết bị (trước khi đưa vào vận hành) phải kiểm định kỹ thuật an toàn. Nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị, máy móc đó trong suốt chu kỳ vận hành, và trong mối quan hệ tổng thể của một quy trình sản xuất (nếu có).
+ Quy trình kiểm định căn cứ theo các tiêu chí phù hợp. Với quy chuẩn quốc gia về an toàn kỹ thuật, được quy định tại văn bản QCVN7: 2012/TT-BLĐTBXH và QCVN:01-2008/TT-BLĐTBXH.
Hoạt động này được gọi là kiểm định an toàn lần đầu. Và kết quả kiểm định được xác lập bằng văn bản, xác thực của đơn vị có chức năng, được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép thực hiện.
Kiểm định an toàn định kỳ
Kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn có thời hạn đối với thiết bị, máy móc.
Do đó, khi thời hạn xác nhận kiểm định được quy định cho lần kiểm định trước đó hết hiệu lực, các thiết bị, máy móc đang vận hành cần được đánh giá lại tình trạng an toàn về kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động.
Vì kiểm định được thực hiện theo chu kỳ lặp lại thường xuyên này nên được gọi là kiểm định an toàn định kỳ.
Kiểm định an toàn bất thường
Việc đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn máy móc, thiết bị căn cứ vào các quy chuẩn kỹ thuật an toàn quốc gia. Diễn ra đột xuất (không theo một chu kỳ nhất định nào cả) được gọi là kiểm định an toàn bất thường.
Hoạt động kiểm định an toàn bất thường diễn ra trong các trường hợp sau:
+ Khi máy móc, thiết bị được sửa chữa hoặc nâng cấp khiến quy trình kỹ thuật hoặc vận hành có ảnh hưởng tới kỹ thuật an toàn thiết bị.
+ Khi thay đổi vị trí lắp đặt máy móc, thiết bị.
+ Đối với các thiết bị chịu áp lực: khi tạm ngưng hoạt động từ 12 tháng buộc phải kiểm định trước khi đưa vào vận hành lại.
+ Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền hoặc đơn vị sản xuất, thi công thấy sự cần thiết phải kiểm định lại tình trạng kỹ thuật máy móc, thiết bị để đảm bảo an toàn lao động.
Moị chi tiết xin vui lòng liên hệ qua:
Hotline: 0901.368.535.
Email: huanluyenantoanld@gmail.com
Hoặc đăng ký mẫu bên dưới.